NHỚ VỀ MỘT NỀN CỘNG H̉A

Hà Nhân

Cuối tháng 10 sang đầu tháng 11 dương lịch hàng năm, nhiều người sống ở Miền Nam trước 30/4/75 không khỏi nhớ đến một thời kỳ nhiều sôi động nhất của lịch sử Việt Nam sau khi có Hiệp Định Genève 20/7/1954. Một chính thể cộng ḥa được thành h́nh và một cuộc tranh chấp vơ trang khuynh đảo đẫm máu khởi sự để rồi hơn 20 năm sau, nửa đất nước c̣n lại mất nốt vào tay CSVN.
Hoàn cảnh chính trị và chiến tranh vào năm 1954 cực kỳ rắc rối. Sau khi Hiệp Định Genève 1954 được kư kết, t́nh h́nh hai miền thay đổi mạnh. Ở Miền Nam, đời sống trong ḥa b́nh được hồi phục. Cuộc di cư của ngót một triệu người Miền Bắc làm cho đời sống xă hội kinh tế thay đổi đôi ba phần, đáng kể nhất là về chính trị.
Nhân vật Ngô Đ́nh Diệm xuất hiện lănh đạo Miền Nam, dù sao vẫn là vị thủ tướng có tư cách và tiếng tăm tốt hơn cả trong những người có thể được đề cử vào chức vụ này. Trong vai tṛ thủ tướng chính quyền quốc gia èo uột của Cựu Hoàng Bảo Đại, uy tín của ông Diệm đă thu hút được ḷng tin của hầu hết những người không muốn sống dưới chế độ Cộng Sản, nhiều hay ít. Ông đă tập hợp được nhiều nhân sĩ và tầng lớp thanh niên yêu nước đứng quanh chính phủ Sài G̣n và một chế độ chống CSVN dứt khoát, tích cực ít ra là trong ba bốn năm đầu.
Vào tháng 10 năm 1954, những người c̣n ở lại Hà Nội phập phồng chờ đón đoàn quân kháng chiến trở về. Cuộc kháng chiến có hào khí oai hùng nhất là giai đoạn 1946-51 đă biến thể. Năm 1951, Đảng Lao Động mà nguyên h́nh là đảng CSVN ra công khai với chính sách chuyên chế kiểu Stalin. Những cuộc thanh trừng và bộ máy kềm kẹp quần chúng làm nhiều người không c̣n tin tưởng Việt Minh như trước nữa.
Những người có kinh nghiệm và chán ghét Cộng Sản lo t́m đường vào Nam. Nhiều người khác tiếp tục ở lại với hy vọng vào lời tuyên truyền yêu nước của Việt Minh, với nỗi hân hoan như trong bài ca Tiến Về Hà Nội: “Khi đoàn quân tiến về là đêm tàn dần. Như mùa Xuân xuống cành, nở năm cánh đào, Hà Nội bừng tiến quân ca.”
Tại Sài G̣n, chính phủ Quốc Gia Việt Nam hiện diện yếu ớt bên cạnh lực lượng viễn chinh Pháp. Chính quyền vẫn c̣n chịu ảnh hưởng của nền cai trị thuộc địa nặng nề, không thích ứng với một cuộc tranh đấu ư thức hệ cần đi sát dân và nặng phần chiến tranh tâm lư.
Chính phủ non trẻ Ngô Đ́nh Diệm đă nỗ lực cải cách mọi mặt, nhưng có vẻ thành công hơn cả là về mặt hành chánh. Các hệ thống hành chánh, tư pháp được cải tổ, thủ tục giấy tờ dùng tiếng Việt theo khuôn mẫu thống nhất và đơn giản, mau chóng. Quân đội được cải tổ toàn diện theo mẫu mực của Mỹ. Chủ quyền ngoại giao và tài chánh, tiền tệ được thu hồi. Chính phủ có một đường lối kinh tế rơ rệt với những kế hoạch cụ thể.
Vấn đề nổi bật trong giai đoạn này là thi hành Hiệp Định Genève 1954. Trưởng Đoàn của chính phủ Quốc Gia Việt Nam và Trưởng Đoàn Hoa Kỳ không kư hiệp định nhưng tuyên bố tuân hành những thực tế của hiệp định như việc chia cắt đất nước. Sau đó chính quyền Sài G̣n tuyên bố không tổ chức tổng tuyển cử vào năm 1956 như Hiệp Định qui định.
Cho đến nay nhiều tài liệu, sách báo nói về thời kỳ này ghi rằng “Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm không chịu tổ chức tổng tuyển cử theo Hiệp Định Genève v́ sợ thất bại...” mà không nhắc đến t́nh h́nh thực tế hồi ấy. Sợ thất bại là đúng. Nhưng tại sao lại sợ là điều nhiều người ngoại quốc khó có thể hiểu rơ.
Ở Miền Bắc sau khi tiếp thu hoàn toàn lănh thổ Bắc Vĩ Tuyến 17, đảng và chính quyền HCM tung ra cuộc tổng thanh trừng gọi là Phát Động Quần Chúng mà danh xưng chính thức là Cải Cách Ruộng Đất (nôm na hơn là “đấu tố”). Chiến dịch CCRĐ được phát động trắc nghiệm vào đầu năm 1953 tại Liên Khu 3, Liên Khu 4 và vài ba nơi lẻ tẻ khác. Chiến dịch tạm ngưng năm 1954 v́ t́nh h́nh xáo trộn bất lợi của phe Cộng.

Khi cảng Hải Pḥng vừa đóng lại, cuộc Phát Động Quần Chúng được tiếp nối với cường độ cực kỳ hung hăn. Mục tiêu chính nhằm loại trừ giai cấp địa chủ có tội cũng như không có tội ra khỏi vai tṛ lănh đạo quần chúng nông thôn để thiết lập quyền lănh đạo nông dân tuyệt đối của đảng.

Đồng thời CCRĐ c̣n nhằm tạo phản ứng có điều kiện trong tâm lư nông dân, khiến nông dân v́ sợ hăi phải tuyệt đối phục tùng đảng. Ngoài ra CCRĐ có thể c̣n là biện pháp răn đe quần chúng để chuẩn bị tổng tuyển cử nếu vạn nhất chính quyền Sài G̣n thỏa thuận cùng tổ chức.
Cũng trong năm 1955-56 chính quyền Ngô Đ́nh Diệm mở chiến dịch Tố Cộng truy lùng các phần tử Cộng Sản lẩn lút. Đă có một số lạm dụng hay quá tay trong đó có vụ Đại Lộc, Quảng Nam, nhưng số nạn nhân oan uổng không thể vượt quá hàng trăm, trong khi cuộc CCRĐ ngoài Bắc làm cho ít nhất 15.000 người bị giết và hàng chục ngàn bị tù đày theo ước lượng dè dặt nhất.
Trong t́nh h́nh ấy, chỉ có những ai ngu xuẩn nhất mới chịu tổ chức tuyển cử khi CSVN đă gắn xong bộ máy sợ trong thần kinh xương sống của đại đa số cử tri ở Bắc Việt sẽ khiến không ai dám bỏ phiếu cho ứng cử viên chống Cộng Sản nếu có tổng tuyển cử.
Vả lại nếu xét theo lư luận thông thường, theo lẽ phải và tính công bằng tự nhiên, việc phe quốc gia muốn Miền Nam trở thành một nhà nước riêng biệt là hợp lư. Khi có hai phe chống đối, thù nghịch tranh chấp nhau, biện pháp chia đôi nhà cửa hay đất đai tạm thời hoặc vĩnh viễn để ngăn chặn xung đột đổ máu, không bên nào được gây chiến trở lại là giải pháp hay nhất. Hiệp Định Genève 1954 đă làm công việc này. Ai chịu theo bên nào th́ có quyền về ở bên ấy. Và ai cư ngụ ở đâu đều phải theo luật lệ của miền ḿnh cư ngụ như ở Đông và Tây Đức, Nam và Bắc Hàn.
Trước t́nh h́nh chính trị đ̣i hỏi, ông Diệm tổ chức trưng cầu dân ư ngày 23/10/1955 để nắm quyền lực cao nhất là tổng thống thay thế ông Bảo Đại. Thực chất của việc làm này là cưỡng đoạt ngôi vị lănh đạo, nhưng đó là cách dành chính quyền thường thấy ở hầu hết mọi quốc gia. Ông Diệm không phải là trường hợp duy nhất.
Sau đó, việc Miền Nam tuyên bố Hiến Pháp 6/10/1956 cũng là hợp lư trong khi chế độ CSVN ở Bắc Việt tự xác định rằng họ là một thực thể mang tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và cũng ban hành một hiến pháp riêng ngày 1/1/1960. Về mặt quốc tế, Đệ Nhất Cộng Ḥa được hơn 100 quốc gia hội viên LHQ công nhận trừ 11 nước Cộng Sản.
Chế độ thường được gọi là Đệ Nhất Cộng Ḥa kéo dài đến khi bị lật đổ ngày 1/11/63. Lịch sử sẽ c̣n tốn nhiều giấy mực về thời kỳ này cũng như về nhân vật Ngô Đ́nh Diệm. Nhưng cho đến nay, có một số quan trọng các diễn biến, nguyên nhân cùng những vấn đề khúc mắc c̣n trong ṿng bí mật. Cần có thêm nhiều dữ kiện và tài liệu chưa được tiết lộ mới có thể đem lại những nhận định chính xác hơn về 9 năm Đệ Nhất Cộng Ḥa và lănh tụ Ngô Đ́nh Diệm.
Nguồn tài liệu phong phú một phần c̣n nằm trong tay và trong kư ức của những người liên can mà hầu hết nay đă già. Nếu không được tiết lộ và ghi nhận, lưu giữ cẩn thận th́ trong 3 thập niên nữa, những tài liệu và hiểu biết quư giá này sẽ đi vào lăng quên. Lịch sử do CSVN bịa đặt và bóp méo mà không có ai giải rơ sự thực sẽ làm cho các thế hệ sau lầm lạc nguy hại. Đây là công việc mà đất nước và con cháu chúng ta đ̣i hỏi những người cầm bút và các nhà làm văn hóa, văn học... phải làm càng sớm càng tốt.
Quần chúng Việt Nam có những quan điểm khác nhau về nền Đệ Nhất Cộng Ḥa nhưng có thể tạm tổng kết những ǵ đă biết để đi đến một vài nhận định tạm về một số lănh vực nổi bật nhất dù không thể đề cập đến mọi lănh vực một cách chi tiết trong phạm vi một bài báo.
Chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa đă làm được một số việc ích quốc lợi dân. Như về kinh tế, Miền Nam có mức thịnh vượng khả quan nhất là khoảng từ 1956 đến 1960, vào lúc viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ ở mức thấp nhất. Trật tự kỷ cương được củng cố nhờ một nền hành chánh khá chặt chẽ tuy rằng c̣n lôi thôi bề bộn so với các nước Âu Mỹ.
Tinh thần yêu nước chống Cộng được nâng cao. Giới văn học nghệ thuật trước năm 1954 c̣n thụ động v́ mặc cảm đứng cạnh Thực Dân Pháp. Nhưng dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa giới văn học nghệ thuật Miền Nam đă góp phần khá nhiều cho tinh thần yêu nước chống Cộng môt cách dứt khoát tích cực hơn trước. Xu hướng này đồng thời giúp tạo ra những tiến bộ vượt bực về thi ca, âm nhạc, văn chương, nghệ thuật.

Tuy nhiên về mặt chính trị, chế độ Đệ I Cộng Ḥa đă thất bại ở một số lănh vực. Vị cố Tổng Thống họ Ngô từng công khai nói rơ quan điểm của ông rằng nhân dân Việt Nam quen sống dưới sự cai trị của một vị vua anh minh có các đại thần tài giỏi pḥ trợ. Khi vị nguyên thủ có quan điểm như thế th́ chế độ của ông khó có thể dân chủ thực sự.

V́ phía này hay phía kia, các đảng phái có tầm vóc không muốn hay không được hợp tác với chính quyền. Một bên chỉ toan đảo chính, bên chính phủ chỉ lo ruồng bắt đàn áp, tựu chung là hàng ngũ chống Cộng bị phân hóa nặng nề. Đến khi nổ ra phong trào tranh đấu của Phật Giáo th́ t́nh h́nh đă quá tồi tệ không thể cứu văn.
Nhiều nguồn dư luận đối lập c̣n lên án chính quyền dung dưỡng cả việc thủ tiêu người đối lập. Điều đó có thể đúng phần nào tuy mức độ c̣n có nhiều nghi vấn. Quả thật, có các cấp chức quyền hành chánh, quân sự ở một số nơi cư xử mạnh tay đối với dân chúng đặc biệt là đối với những người kháng chiến cũ nhưng không theo Cộng Sản và thân nhân cán binh tập kết, thay v́ chiêu dụ họ như ở những địa phương khác.
Nhưng ngược lại tưởng cũng cần ghi nhận một số ưu điểm đáng khen. Đó là phần lớn các án tử h́nh về chính trị không được thi hành. Và dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa một số đáng kể hàng trăm cán bộ t́nh báo cao cấp và điệp viên của Hà Nội gửi vào Nam đă bị bắt giam hoặc được thuyết phục để tự nguyện làm nội tuyến cho phía ta nhờ các hệ thống t́nh báo và phản t́nh báo khá tài giỏi tuy không tránh khỏi những lạm dụng.
Tự do báo chí bị hạn chế tuy không khắc nghiệt như ở Miền Bắc nhưng cũng đủ gây bất măn trong giới có ăn học. Bầu cử gian lận trở thành biện pháp cai trị được đương nhiên chấp nhận. Và nạn tham nhũng đầy rẫy tuy rằng cường độ và phạm vi c̣n thua kém xa thời Đệ Nhị Cộng Ḥa và chỉ là hai số 0 sau dấu phẩy so với nạn tham nhũng hiện nay dưới chế độ CSVN.
Điểm yếu nhất của chế độ có lẽ là nạn cường hào ác bá, gây nhiều bất măn hơn cả. V́ coi diệt Cộng là ưu tiên hơn dân chủ hóa nông thôn nên tệ trạng này được chính quyền làm ngơ, trong khi chính nó mới là rác rưởi làm phân bón cho mầm mống Cộng Sản nẩy nở mau và mạnh.
Sau cùng, và quan trọng hơn cả là Đệ Nhất Cộng Ḥa thất bại về quân sự. Quân đội thiếu một tầng lớp sĩ quan cao cấp có tài và đức nên bắt buộc phải trao quyền tư lệnh cho một số cán bộ không đủ khả năng có thâm niên quân vụ. Mười người tài đức cũng khó có thể tổ chức và điều hành quân đội thành công nếu chỉ có một người quậy phá. Huống hồ tỉ số ấy cao hơn 1/10 trên thực tế. Mặt khác lớp sĩ quan trẻ xuất thân từ lúc Quân Đội Quốc Gia ra đời ít người được tin tưởng và trọng dụng.
Nền an ninh lănh thổ bị suy thoái, v́ sự yếu kém của lực lượng bán quân sự. Chính sách Ấp Chiến Lược gây nhiều bất măn v́ tiêu chuẩn tự nguyện không được tuân thủ, nhưng đă thành công trong việc cắt đứt hoạt động của du kích tại nông thôn về t́nh báo, tiếp tế và phá hoại. Khi tác dụng quân sự bắt đầu có hiệu quả th́ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm sụp đổ. Riêng tác dụng kinh tế chưa kịp lộ rơ nhưng có thể hy vọng thành công.
Bộ máy quân sự chính quy của VNCH lúc ấy không thành công v́ nhiều lư do như chúng ta không dám áp dụng biện pháp khủng bố, sắt máu như VC nhưng lại không thực sự dân chủ. Một khó khăn chính là không thể từ bỏ tổ chức và chiến thuật chiến lược của chiến tranh quy ước để lập ra một quân đội chỉ để đương đầu với du kích chiến trong giai đoạn khởi sự của cuộc chiến dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa.
Thế nhưng trong giai đoạn sau cùng dưới thời Đệ Nhị Cộng Ḥa, quân đội tỏ ra thành công hơn hẳn địch thủ trong các cuộc hành quân trận địa. Dầu sao mọi quân lực đều phải tiến đến giai đoạn sau cùng bằng chiến tranh trận địa có chiến tuyến, v́ du kích chiến chỉ có thể làm công việc chuẩn bị và hỗ trợ. Tiếc thay khi quân lực Miền Nam có khả năng chiến thắng bằng chiến tranh quy ước th́ lại là lúc Hoa Kỳ bị dư luận phản chiến bó tay phải từ bỏ VNCH. Âu đó cũng là vận nước.
Sau hết, nền Đệ Nhất Cộng Ḥa bị thất bại nặng nề khi đối đầu với Cộng Sản Việt Nam và quốc tế trong mặt trận tuyên truyền.
Ngành Thông Tin Tuyên Truyền cũng như Chiến Tranh Tâm Lư tuy có được chú trọng hơn thời Bảo Đại nhưng chưa được yểm trợ đúng mức, chỉ được coi là bộ phận chuyên môn lo giải trí, hiếu hỉ, giáo dục chính trị trong quân đội và chính quyền thay v́ là trách nhiệm và nghĩa vụ chính của các cấp chỉ huy, lănh đạo. Quan niệm sai lầm này kéo dài đến tận ngày 30/4/1975.
Những khuyết điểm của chế độ và lănh tụ Ngô Đ́nh Diệm bị thổi phồng và xuyên tạc rất tinh vi. Trong khi những xấu xa của họ Hồ và chế độ Cộng Sản Bắc Việt được chegiấu kỹ. Quần chúng Mỹ và thế giới lầm tưởng chính quyền Ngô Đ́nh Diệm là tay sai Mỹ, tàn ác và CSVN là có chính nghĩa, là tốt đẹp.
Trên thực tế, chế độ CSVN cũng làm những việc tương tự như ở Miền Nam mà tệ hại hơn gấp bội. Chính quyền HCM cũng cưỡng bách dân đi “xây dựng quê hương mới” khẩn hoang, thành lập hơn 60 nông trường kể cả các nông trường quân đội giống như các dinh điền ở Miền Nam. Nhưng dân ở nông trường đói rách vất vả hơn rất nhiều.
Miền Nam có “biện pháp hành chánh” giam giữ không án toà tối đa 4 kỳ hạn mỗi kỳ 6 tháng. Hà Nội có Nghị Quyết 49 năm 1961 cho giam giữ vô hạn định mỗi kỳ 3 năm. Miền Nam dưới quyền ông Diệm chậm sửa đổi luật h́nh luật hộ, vẫn dùng luật có từ thời Pháp Thuộc. Nhưng thế vẫn c̣n có luật. Miền Bắc dưới quyền họ Hồ không có luật h́nh hay hộ, toà án tùy nhu cầu chính trị mà xử với số án tử h́nh nhiều hơn Miền Nam dẫu tính cả những án do luật 10/59 ở Miền Nam (đạo luật bị CSVN la làng nhiều nhất) tuyên xử.
V́ vậy người ta cho rằng VC nói láo mà có người nghe nhờ chiến lược tấn công tuyên vận toàn lực. C̣n lực lượng tuyên vận phía Sài G̣n th́ chỉ lo pḥng thủ cũng không xong, nói ǵ đến tấn công.
Nói tóm lại, nước Việt Nam Cộng Ḥa nhận kết quả đau đớn ngày 30/4/75 với một gia tài thừa hưởng từ cả hai nền Cộng Ḥa, gồm những thành tích và truyền thống tốt đẹp cũng như một chính nghĩa sáng tỏ, nhưng không tránh khỏi một mớ ḅng bong những di vật nặng nề xấu xí và què quặt.

Hà Nhân