Tiến tŕnh thành
Lập Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam
Giai đoạn thành lập quân đội VNCH
Khi hiệp định đ́nh chiến Geneve được thi
hành vào tháng 7 năm 1954, chính phủ Hoa kỳ đă chuẩn bị sẵn một chương tŕnh
quân viện cho Nam VN. Tháng 1 năm 1954, Tổng Thống Dwight Eisenhower bổ nhiệm
Trung tướng John M. O'Daniel cầm đầu cơ quan Cố Vấn Quân Sự Hoa kỳ USMAAG (US
Military Assistance Advisory Group), được Tổng Thống Harry Truman cho thành lập
từ năm 1950 tại Đông Dương, khi vùng này c̣n là thuộc địa của Pháp.
Nhưng, nỗ lực của Hoa kỳ nhằm giúp Nam VN trở thành một quốc gia vững mạnh đă bị
tŕ trệ vào cuối năm 1954, v́ bị lệ thuộc vào những cuộc thương thảo và thỏa
thuận của một ủy ban gồmá Hoa kỳ, Pháp và Nam VN. Tháng 11 năm 1954, Tướng
Collins được phái qua Sàig̣n làm Đại sứ với nhiệm vụ đẩy mạnh các cuộc thương
thảo. Tới giữa tháng 1 năm 1955, ủy ban này mới đạt tới một giải pháp được đại
diện Pháp đồng ư, đó là: Chuyển giao trách nhiệm huấn luyện, trang bị và cố vấn
quân sự cho Quân Đội Nam VN từ tay người Pháp qua cơ quan USMAAG. Tướng Paul
Ely, đại diện chính phủ Pháp và Đại sứ Collins trách nhiệm kiểm soát cuộc triệt
thoái Quân đội Pháp khải Đông Dương. Theo những điều kiện đă được thỏa thuận,
chính phủ Hoa kỳ sẽ tài trợ cho quân đội Pháp, để Pháp nhượng bộ 2 điều: - Một,
quân đội Pháp sẽ rút quân khỏi Nam VN từng đợt, để không gây khoảng trống quân
sự, dề pḥng Cộng sản Bắc Việt tấn công và xâm lăng. - Hai, Pháp chấp nhận kế
hoạch chuyển tiếp của Hoa kỳ, trong đó, cơ quan USMAAG trách nhiệm việc tái tổ
chức và trang bị Quân đội Nam VN, phù hợp với từng đợt rút quân của Quân đội
Viễn Chinh Pháp. Ngày 15 tháng 1, một Phái bộ Huấn luyện Hỗn hợp Pháp-Hoa kỳ
được thành lập tại Sàig̣n. Phái bộ này gồm 4 Tiểu ban phụ trách 4 ngành: Lục
quân, Hải quân, Không quân và Lực lượng An ninh. Đứng đầu mỗi Tiểu ban là một sĩ
quan người Pháp hay Hoa kỳ. Hai Tiểu ban do 2 sĩ quan Hoa kỳ phụ trách được Hoa
kỳ coi là quan trọng nhất, đó là Lục quân và An Ninh. Qua Phái bộ Huấn luyện
Quân sự này, cơ quan USMAAG tiến hành chương tŕnh viện trợ quân sự, cải tổ cơ
cấu tổ chức Quân đội Nam VN, để mau chóng trở thành lực lượng pḥng thủ vững
chắc bảo vệ Miền Nam trước khi Quân đội Pháp triệt thoái.
Thành Lập
Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam
Một sĩ quan Thủy quân Lục chiến HK duy
nhất có mặt trong cơ quan USMAAG là Trung tá Victor J. Croizat. Ông được chọn
vào cơ quan này v́ 2 lư do chính: Nói rất trôi chảy tiếng Pháp, và năm 1949 đă
theo học khóa Cao Đẳng Chiến Tranh của Pháp (French War College), nên quen biết
khá nhiều sĩ quan cao cấp của Pháp. Giai đoạn đầu, Trung tá Croizat được HK đưa
qua Tổng Ủy Di Cư của Chính phủ Nam VN, giúp di chuyển Quân đội và thường dân tị
nạn Cộng sản từ Bắc vào Nam, chiến dịch được gọi là "Di cư t́m Tự Do" năm 1954.
Sau nhiều cuộc tiếp xúc và thảo luận trực tiếp với Trung tá Croizat về việc
thành lập một Binh Chủng mới, ngày 15 tháng 10 năm 1954, Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm
kư một Sắc Lệnh, trong đó có 2 điều khoản 1 và 3 nói rơ:
- Điều 1: Hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1954, nay thành lập trong tổ chức
Hải quân VN một Binh Chủng Bộ Binh, đặc trách kiểm soát các thủy tŕnh và những
cuộc Hành Quân Thủy Bộ dọc theo bờ biển Nam Hải và trong sông ng̣i, mang tên:
"Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến".
- Điều 3: Binh Chủng TQLC sẽ gồm nhiều đơn vị khác nhau, tùy theo nhiệm vụ, đă
có sẵn trong các Quân Chủng Lục quân và Hải quân, hay sẽ được thành lập, tùy
theo kế hoạch phát triển của Quân Đội Nam VN.
Chiếu theo Sắc lệnh này, những đại đội
Biệt Kích (Commando), đại đội Yểm trợ và Giang đoàn, từ hai Quân chủng Hải quân
và Lục quân được sát nhập để thành lập Binh Chủng TQLC. Nhiều đơn vị Biệt Kích
Hải quân, từng mở những cuộc hành quân thủy bộ với những chiến đĩnh xung kích vơ
trang trong vùng đ̣ng bằng sông Hồng Hà Bắc Việt đă tỏ ra rất hữu hiệu. Một đoàn
tàu xung kích thường gồm trên 10 chiếc, với những chiến đĩnh chở quân đổ bộ vơ
trang, những chiến đĩnh yểm trợ hỏa lực và chiến đĩnh chỉ huy. Một đại đội Biệt
kích quân số khoảng 100 người, đặt dưới quyền điều động của một bộ chỉ huy Hải
quân trong những cuộc hành quân phối hợp này. Với lực lượng và hỏa lực như vậy,
đoàn tàu xung kích có khả năng điều động những đơn vị bộ binh tác chiến, đổ bộ
lên những vùng địa thế hiểm trở, với hỏa lực yểm trợ tiếp cận hùng hậu của dại
liên, đại bác trực xă và súng cối tầm xa. Những cuộc hành quân loại này đă đạt
được nhiều kết quả trong khu vực sông Hồng Hà, là nơi có nhiều sông ng̣i và
nhiều đơn vị Việt Cộng trú ẩn.
Ngày 1 tháng 1 năm 1955, Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh TQLC được thành lập, từ những đại
đội Biệt kích dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan Pháp, đồn trú tại căn cứ gần
Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Cũng vào ngày này, Thiếu tá Lê Quang
Trọng được Thủ Tướng Diệm bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Binh chủng
TQLC và Trung tá Croizat cũng được USMAAG đặt làm Cố Vấn Trưởng đầu tiên. Những
thành phần c̣n lại của Binh Chủng trong khi đó vẫn c̣n bị phân tán ở nhiều nơi,
từ Huế vào đến vùng châu thổ sông Cửu Long như: 6 Đại đội Giang thuyền, 5 Đại
đội Yểm trợ Tác chiến và 1 đoàn chiến thuyền huấn luyện. V́ chưa có Bộ Chỉ Huy
chính thức, nên Thiếu tá Trọng hầu như cách biệt với các đơn vị dưới quyền của
ông.
Với một Tổ chức và tên tuổi mới mẻ, Binh Chủng TQLC đă gặp rất nhiều khó khăn.
Trước nhất, và có lẽ là nguyên do chính, đó là: Dù đă có Sắc Lệnh thành lập của
Thủ Tướng Diệm, Binh Chủng TQLC hiện hữu trong vị thế "bán chính thức". Một cố
vấn HK đă giải thích: "Binh Chủng TQLC/VN dă không được ai biết tới. Họ gồm
nhiều đơn vị không đồng nhất, lại đồn trú rải rác quá nhiều nơi, từ Huế vào đến
vùng Châu Thổ Cửu Long.". Trên thực tế, những đơn vị đồn trú phân tán đó, vẫn do
đạo quân viễn chinh Pháp yểm trợ về tiếp vận, cho thấy t́nh trạng "lệ thuộc" của
Binh Chủng. Kế đến, trở ngại đến từ phía người Pháp. Sĩ quan Pháp vẫn nắm giữ
các chức vụ chỉ huy các đơn vị, và Binh Chủng TQLC lại nằm trong hệ thống tổ
chức của Hải quân. Dưới sự thỏa thuận của Pháp và HK, Hải và Không quân do các
sĩ quan Pháp trách nhiệm tổ chức và huấn luyện. Một vị đại tá Pháp giữ 2 nhiệm
vụ: Vừa là Trưởng Tiểu ban thành lập và huấn luyện Hải quân vừa là Tư Lệnh Hải
quân Nam VN. Điều này đă dành cho vị sĩ quan Hải quân Pháp toàn quyền duyệt xét
và quyết định những đề nghị đưa lên từ phía Cố vấn TQLC/HK. Vấn dề thêm phức
tạp, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 1 Bộ binh TQLC lúc đó lại là Captain Jean Louis
Delayen, một ông "Tây thực dân" chính hiệu !
Kế hoạch giải ngũ chung trong quân đội Nam VN theo hiệp định Genève cũng đưa đến
nhiều trở ngại cho Binh Chủng TQLC vào đầu năm 1955. Theo sự thỏa thuận của hai
Chánh phủ HK và Nam VN, quân số của Hải quân được ấn định là 3,000 người, trong
đó TQLC đă có tới 2,400, vừa sĩ quan lẫn binh si, được lệnh phải giảm xuống c̣n
1,137. V́ Binh Chủng TQLC chưa có Bộ Chỉ Huy trung ương và chưa có thực quyền,
dù chỉ một nhiệm vụ là tập trung các đơn vị, nên đă xảy ra nhiều vấn đề khó khăn
và phức tạp về quản trị lẫn hành chánh. Do đó, việc thành lập và phát triển Binh
Chủng TQLC/VN lúc đầu đă gặp rất nhiều trở ngại.
Nỗ lực để tách rời Binh Chủng thành một đơn vị tác chiến biệt lập, không lệ
thuộc vào hệ thống quản trị và chỉ huy của Hải Quân là mục đich ưu tiên của
TQLC. Trong khi đó, khuynh hướng chung của cấp lănh đạo quân đội Nam VN vẫn muốn
đặt TQLC dưới quyền Quân chủng Hải quân. Trung Tá Croizat, khi đề cập đến vấn dề
này,đă nói: "Đă có rất nhiều đại diện của 3 Quân chủng của các quốc gia HK, Pháp
và Nam VN để theo dơi việc thành lập và huấn luyện Hải, Lục và Không Quân Nam
VN, nhưng không có một đại diện chính thức nào của Binh Chủng TQLC từ ngày thành
lập, ngoại trừ có tên trên giấy tờ". Do đó, "sinh mạng" của Binh Chủng TQLC/VN
nằm trong tay 3 nhân vật chính: Captain Jean Louis Delayen, Trung tá Victor J.
Croizat và Thiếu tá Lê Quang Trọng.
Thủy Quân
Lục Chiến
Và Cuộc Binh Biến Giáo Phái
Thời gian đầu năm 1955, Chính phủ Ngô Đ́nh
Diệm đă gặp khó khăn liên tiếp do những tranh chấp nội bộ, gây tê liệt không ít
đến nỗ lực xây dựng một quốc gia chống Cộng. Những khó khăn đưa đến, không phải
do những cuộc tấn công quân sự của Cộng sản Bắc Việt, nhưng do những đ̣i hỏi
quyền lợi và tranh chấp chính trị của các phe phái tại Miền Nam. Vào tháng 2,
các nhà lănh đạo Giáo phái Ḥa Hảo, Cao Đài và tổ chức Binh Xuyên bất măn với
chính phủ của Thủ Tướng Diệm v́ đă không thỏa măn những yêu sách của họ, đă liên
kết thành một tổ chức lấy tên "Mặt Trận Liên Hiệp Lực Lượng Quốc Gia". Cuối
tháng 3, tổ chức này cảm thấy lực lượng của ḿnh đủ manh để đương đầu với quân
chính phủ, đă gây ra những cuộc giao tranh quân sự. Lực lượng của Giáo phái Ḥa
Hảo mở những trận đánh du kích vào lực lượng chính phũ trong vùng căn cứ địa của
Giáo phái ở Châu Đốc phía Tây Nam Sàig̣n.
Ngày 28 tháng 3, Thủ Tướng Diệm ra lệnh cho 1 đơn vị Nhảy Dù tấn công và chiếm
Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, lúc đơ Pháp trao quyền kiểm soát cho lực lượng
Binh Xuyên. Nhiều cuộc chạm súng dữ dội giữa quân chính phủ và lực lượng B́nh
Xuyên đă xảy ra trên các đường phộ Sàig̣n và Chợ Lớn. Sau 3 ngày giao chiến, qua
sự dàn xếp của Tướng Paul Ely, quân đội của chính phủ và B́nh Xuyên ngưng bắn.
Ngày 31, lực lương quân sự Cao Đài của Thiếu tướng Trịnh Minh Thế tuyên bố ly
khai Mặt Trận Liên Hiệp về hợp tác với chính phủ Ngô D́nh Diệm và sát nhập các
đơn vị vơ trang vào quân đội Quốc gia.
Cuộc ḥa hoăn giữa quân chính phủ và B́nh Xuyên kéo dài không bao lâu. Ngày 28
tháng 4, cuộc đụng độ quân sự lại tái phát. Tới giữa tháng 5, lực lượng của quân
chính phủ đă đẩy lui được quân đội B́nh Xuyên ra khỏi Sàig̣n và Chợ Lớn, gây rạn
nứt trong hàng ngũ lănh đạo của tổ chức này. Tàn quân của B́nh Xuyên đă rút lui
vào mật khu Rừng Sát, phía Nam Sàig̣n, nơi có nhiều cây đước mọc chằng chịt và
địa thế x́nh lầy dễ lẩn tránh và chiến đấu từng toán nhỏ.
Binh Chủng TQLC đă được chính phủ tin tưởng sau những chiến thắng khởi đầu cuộc
chính biến. Ngày 1 tháng 5 năm 1955, Thiếu Tá Trọng thiết lập bản doan và Bộ Chỉ
Huy chính thức tại Sàig̣n. Sau dó, Thủ Tướng Diệm bổ nhiệm Đại Úy Bùi Phó Chí
làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh TQLC thay thế Đại úy Delayen. Các sĩ
quan Pháp chỉ c̣n giữ chức vụ cố vấn. Vào cuối tháng 6, Thủ Tướng Diệm thay thế
tất cả sỉ quan Pháp đang giữ chức vụ chỉ huy trong Hải quân bằng sĩ quan VN.
Việc thay đổi này dă làm giảm thiểu ảnh hưởng người Pháp trong quân đội và cũng
từ đó, TQLC/VN được trực tiếp điều động bởi Bộ Tổng Tham Mưu trung ương nhiều
hơn.
Tại vùng nông thôn phía Nam Sàig̣n, lực lượng gần 30 tiểu đoàn quân chính phủ,
trong đó có Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh TQLC, mở những cuộc tấn công vào các đơn vị chủ
lực và bán quân sự của Giáo phái Ḥa Hảo. Cuối tháng 6, thủ lănh Ba Cụt bị bắt,
Năm Lửa quy hàng với trên 8,000 quân và ra lệnh ngưng các hành động chống đối
chính phủ. Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh TQLC đă đánh một trận quyết định với lực lượng
Ḥa Hảo tại tỉnh Kiên Giang, cách Sàig̣n 120 cây số về phía Tây Nam, tiêu diệt
và chiếm được bản doanh của lực lượng này.
Đoạn kết của cuộc xung đột Giáo phái được đánh dấu bằng cuộc trưng cầu dân ư
toàn quốc ngày 23 tháng 10 bầu vị nguyên thủ Miền Nam. Kết quả, Thủ Tướng Diệm
đạt được tỷ lệ số phiếu 98% so với Cựu Hoàng Bảo Đại. Và, ngày 26 tháng 10, tân
Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm tuyên bố Quốc Hiệu của Miền Nam là Việt Nam Cộng Ḥa.
Cuối năm 1955, Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh TQLC, xử dụng các đại đội Giang Thuyền tấn
công những ổ kháng cự cuối cùng của B́nh Xuyên tại Rừng Sát, đánh dấu sự tan ră
hoàn toàn của các lực lượng chống đối chính phủ. Ngày 18 tháng 1 năm 1956, Tổng
Thống Diệm bổ nhiệm Thiếu Tá Phạm Văn Liễu làm Chỉ Huy Trưởng TQLC/VN, vị CHT
thứ 2 của Binh Chủng TQLC.
Cải Tổ Và
Phát Triển
Qua năm 1956, quân số của Binh Chủng giảm
xuống c̣n khoảng 1,800 người, mặc dầu vẫn duy tŕ hệ thống tổ chức như lúc đầu,
gồm có 6 đại đội Hải thuyền, 5 đại đội Yểm trợ nhẹ, 1 Tiểu đoàn Bộ Binh TQLC, 1
đoàn tàu nhỏ huấn luyện và 1 Bộ Chỉ Huy. Sau hơn nửa năm nghiên cứu của bộ tham
mưu và được các cố vấn HK yểm trợ, ngày 21 tháng 12, Thiếu Tá Liễu đệ tŕnh lên
Bộ Tổng Tham Mưu kế hoạch cải tổ mới với 2 điều đặc biệt là: thành lập thêm 1
Tiểu đoàn Bộ Binh TQLC mà quân số không quá mức ấn định, và nâng Binh Chủng
thành Liên Đoàn TQLC.
Bộ Tổng Tham Mưu chấp thuận những đề nghị của TQLC đưa lên. Kế hoạch phát triển
khởi sự vào tháng 2 năm 1956 khi Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh TQLC hoàn tất công tác "dẹp
loạn" trở về hậu cứ Nha Trang. Tất cả những đại đội Hải thuyền và Yểm trợ được
giải tán. Ba đơn vị tân lập gồm:
- Tiểu Đoàn 2 Bộ Binh TQLC,
- Đai đội Súng Cối 106 ly,
- Đai đội Chỉ huy và Công vụ Liên Đoàn.
Tiểu Đoàn 2 Bộ Binh TQLC tân lập đồn trú
tại Cam Ranh, cách Nha Trang 25 cây số về phia Nam, là nơi trước đây Pháp dùng
để huấn luyện lực lượng thủy bộ trong giai doạn cuối của cuộc chiến Đông Dương.
Với kết quả cải tổ này, sơ đồ tổ chức của tiểu đoàn TQLC/VN tương tự như sơ đồ
tổ chức của tiễu đoàn TQLC/HK gồm 3 đại đội tác chiến, 1 đại đội vũ khí nặng và
1 đại đội chỉ huy và công vụ. Mỗi đại đội tác chiến có 3 trung đội khinh binh và
1 trung đội vũ khí cộng đồng. Và cũng như vậy, 1 trung đội khinh binh có 3 tiểu
đội chiến đấu, mỗi tiểu đội có 3 tiểu tổ 3 binh sĩ (sau này, hệ thống tam chế
được cải tổ thành tứ chế). Vũ khí cá nhân trang bị cho các khinh binh là súng
Carbine M-1, loại vũ khí nhẹ từng được trang bị cho những đơn vị Commando thời
Pháp. Trung đội vũ khí cộng đồng được trang bị 6 khẩu trung liên BAR (Browning
Automatic Rifle). Đại đội vũ khí nặng của tiểu đoàn gồm 1 trung đội 4 khẩu súng
cối 81 ly và 1 trung đội 2 khẩu đại bác không dật 57 ly.
Trong khi kế hoạch cải tổ được tiến hành tốt đẹp, BCH Liên Đoàn khởi sự kế hoạch
phát triển Binh Chủng thành Trung Đoàn. Với kế hoạch này, quân số TQLC sẽ tăng
từ 1,837 lên 2,485 người, vẫn không vượt quá mức quân số ấn định của Hải quân và
của QLVNCH, trong đó, 1 tiểu đoàn bộ binh TQLC thứ ba sẽ được thành lập. Kế
hoạch này cũng đề nghị, Binh Chủng TQLC sẽ trở thành lực lượng Tổng Trừ Bị và
được đặt trực tiếp dưới quyền điều động cùa Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Mặc dù đề
nghị này không được chấp thuận ngay, nhưng đă trở thành kế hoạch phát triển sau
đó.
Tháng 4 năm 1956, Pháp hoàn tất việc triệt thoái quân đội khỏi VN, sớm hơn
chương tŕnh dự liệu, ngoại trừ một số sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp c̣n tiếp tục
công tác huấn luyện tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải quân Nha Trang cho tới cuối năm
1957. Đầu tháng 8, Tổng Thống Diệm bổ nhiệm Đại Úy Bùi Phó Chí, lúc đó đang làm
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 Bộ Binh TQLC, kiêm nhiệm chức vụ CHT Liên Đoàn TQLC
thay thế Thiếu Tá Phạm Văn Liễu. Và ngày 1 tháng 10, Thiếu Tá Lê Như Hùng được
bổ nhiệmm làm CHT chính thức thứ 4 của Binh Chủng.
Từ năm 1958, sỉ quan TQLC được gửi sang HK để thụ huấn các khóa Sĩ Quan Căn Bản,
sĩ quan truyền tin và Tham Mưu Hành Quân Thủy Bộ của TQLC/HK tại Trung Tâm Huấn
Luyện TQLC/HK tại thành phố Quantico, tiểu bang Virginia. Một số hạ sĩ quan được
tuyển chọn gửi qua trung tâm huấn luyện TQLC/HK tại San Diego tiểu bang
California, để được huấn luyện về vũ khí, tác chiến cá nhân và cơ bản thao diễn,
trở về làm cán bộ huấn luyện tân binh tại Trung tâm Huấn luyện TQLC/VN. Các hạ
sĩ quan và binh sĩ cũng được gửi đi thụ huấn các ngành chuyên môn tại các quân
trường trong nước. Để tạo nên "Tinh Thần Binh Chủng",(Esprit de Corps), TQLC/VN
chỉ thâu nhận quân nhân "t́nh nguyện", từ sĩ quan đến binh sĩ.
Để kết thúc giai đoạn thành lập Binh Chủng TQLC/VN, người ta có thể nói, từ năm
1954 đến 1959, là khoảng thời gian đầy khó khăn và thử thách. Được thành lập
ngay sau ngày đất nước bị chia đôi bởi hiệp định Genève và trong giai đoạn xáo
trộn chính trị tại Miền Nam, TQLC/VN đă tồn tại giữa những khó khăn để phát
triển với sự yểm trợ của cố vấn HK. Khi các đơn vị c̣n đồn trú rải rác, TQLC đă
cấp thời được xử dụng trong các cuộc hành quân tảo thanh các lực lượng vơ trang
Giáo phái và B́nh Xuyên. Liên tiếp các vị Chỉ Huy Trưởng và Tư Lệnh của Binh
Chủng TQLC: Thiếu tá Lê Quang Trọng, Đại úy Bùi Phó Chí, Thiếu tá Phạm Văn Liễu,
Thiếu tá Lê Như Hùng, Thiếu tá Lê Nguyên Khang, Trung Tá Nguyễn Bá Liên, Đại tá
Lê Nguyên Khang (Trung tướng) và Đại tá Bùi Thế Lân (Thiếu tướng), đă dồn mọi nỗ
lực để cải tổ những đơn vị Biệt kích, các đại đội Yểm trợ và Hải Thuyền, dưới
quyền chỉ huy của sĩ quan Pháp, thành một Binh Chủng hùng mạnh, có khả năng
chiến đấu đa dạng, tương tự như lực lượng Thủy Bộ Xung Kích TQLC/HK. Cùng với
các cố vấn HK tận tâm và kinh nghiệm, Binh Chủng TQLC/VN đă là một trong những
đại đơn vị có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được huấn luyện thuần thục, chịu đựng dẻo
dai, trang bị vũ khí tối tân, cán bộ và quân số đầy đủ nhất của QLVNCH. Mặc dù
đă có những trở ngại trong bước đầu thành lập, Binh Chủng TQLC/VN đă vươn lên để
trở thành một đơn vị hùng mạnh hàng đầu của QLVNCH.
Trần Văn Hiển
Cựu Trưởng P3/SĐ/TQLCVN |